Canon đã khắc phục được hiện tượng quang sai màu thường gặp khi sử dụng thấu kính thông thường bằng cách phát triển thấu kính fluorite và UD. Đặc biệt là trong ống kính khẩu độ rộng có giá trị F thấp, công nghệ trước đây không thể đáp ứng được đồng thời hai yêu cầu: vừa loại bỏ quang sai màu, vừa có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. Tính chất tán sắc của tia sáng là nguồn gốc gây ra hiện tượng quang sai màu. Mặt phẳng tiêu cự của thấu kính là nơi mà lý tưởng nhất, tất cả ánh sáng nên hội tụ ở đó để tạo thành một điểm duy nhất. Nhưng đáng tiếc là những khác biệt trong chiết suất của bước sóng chắc chắn dẫn đến hiện tượng tán sắc. Đó chính là lý do thực sự gây ra hiện tượng loang màu, hay quang sai màu. Kỹ thuật hiệu chỉnh các bước sóng trong dải xanh lam của phổ màu thực sự rất khó, chỉ sử dụng các thấu kính lồi và lõm không đủ để giải quyết triệt để vấn đề này. Điều này chắc chắn dẫn đến hiện tượng quang sai màu.
Canon đã chế tạo ra “Thấu kính BR” để khắc phục tình trạng này. Ống kính làm từ vật liệu tổng hợp này có thành phần gồm thấu kính thủy tinh lõm và lồi, xen giữa là chi tiết quang học BR (Khúc xạ quang học phổ xanh lam), chi tiết quang này có đặc điểm tán sắc dị thường, khiến tia sáng xanh lam (bước sóng ngắn) bị khúc xạ mạnh. Vì có thể chèn thêm chi tiết kính BR cùng các chi tiết kính khác để giảm đáng kể hiện tượng quang sai màu, nên thấu kính BR mang đến sự linh hoạt hơn trong thiết kế vì hỗ trợ hiệu chỉnh đáng kể bước sóng xanh lam. Canon đang cho ra mắt nhiều loại thấu kính vừa có đặc điểm quang học đặc biệt, vừa cải thiện hiệu suất và nhỏ gọn, bằng cách phát triển các loại vật liệu thấu kính mới theo cách này.