Canon đã xác định một ống kính nhiếp ảnh hoàn hảo phải đáp ứng đủ bốn tiêu chí:
Canon coi yêu cầu cuối cùng là mục tiêu chính trong quá trình phát triển ống kính. Canon đã tự xác lập tiêu chuẩn cho việc tái tạo màu sắc đồng nhất trong nhiếp ảnh vào những năm 1960, thời điểm mà phim màu dương bản rất được ưa chuộng trong giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ban đầu Canon cho rằng mọi ống kính đều có khả năng tái tạo màu như nhau. Tuy nhiên, để đánh giá độ chính xác về màu, Canon phải xác lập các tiêu chí về cân bằng màu và khả năng tái tạo màu. Canon đã bắt đầu nghiên cứu về những thuộc tính của ánh sáng mặt trời, đặc biệt là những thay đổi của ánh sáng trong vòng một năm khi chất lượng không khí và góc mặt trời thay đổi. Ngoài việc chụp thử nghiệm nhiều lần, Canon đã thu thập ý kiến đóng góp từ rất nhiều các thành viên trong ban hội thẩm. Sau đó, Canon đã chuyển dữ liệu thu thập được trong quá trình này thành các giá trị số, cuối cùng thiết lập tiêu chuẩn tái tạo màu sắc của riêng mình cho các ống kính. Khi ngành công nghiệp nhiếp ảnh áp dụng Chỉ số hoàn màu ISO làm tiêu chuẩn của ngành vào những năm 1980, họ đã sử dụng các giá trị gần giống với các giá trị được Canon sử dụng, mặc dù các tiêu chuẩn của Canon nghiêm ngặt hơn một chút vì cho phép dung sai biến thể nhỏ hơn.
Canon đã phát triển công nghệ Lớp phủ siêu phổ (SSC) để đáp ứng tiêu chuẩn tái tạo màu nghiêm ngặt này. Lớp phủ nhiều lớp này tạo thành một bề mặt ống kính cứng, bền với các đặc tính ổn định, giúp hiện tượng lóa ống kính và bóng mờ do những phản xạ trên bề mặt ống kính gây nên ít có khả năng xảy ra hơn. Khi được sử dụng trên máy ảnh kỹ thuật số vốn rất dễ bị lóa ống kính và bóng mờ, Lớp phủ siêu phổ có khả năng cân bằng màu tối ưu. Canon đã không ngừng cải tiến hiệu suất lớp phủ để thích ứng với thời đại không ngừng thay đổi và đáp ứng các nhu cầu ngày càng thay đổi của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.