Lớp phủ cấu trúc bước sóng thấp (SWC) - RF Lens World - Canon Vietnam

    Lớp phủ cấu trúc bước sóng thấp (SWC)

    Subwavelength Structure Coating

    Sóng ánh sáng nhìn thấy mỏng hơn lớp phủ trên bề mặt thấu kính. Canon đã sử dụng một kỹ thuật gọi là “lớp phủ màng bốc hơi” để phủ lên bề mặt thấu kính một lớp rất mỏng có tác dụng giảm độ phản xạ và cho nhiều ánh sáng đi qua hơn. Công nghệ này giúp giảm thiểu hiện tượng lóa ống kính và bóng mờ xuống mức tối thiểu. Mặt khác, lớp phủ màng bay hơi bị mất một phần đặc tính chống phản xạ khi góc mà ánh sáng đi vào và ra khỏi vật liệu trở nên nhọn và nghiêng hơn. Điều này có nghĩa là để hình ảnh có chất lượng tốt hơn nữa, chúng tôi cần tìm ra những cách khác hiệu quả hơn để ngăn ánh sáng phản xạ. Canon không còn chỗ để phát triển các hệ thống quang học mới vì đã khai thác hết tiềm năng của lớp phủ màng bay hơi.

    SWC, hay Lớp phủ cấu trúc bước sóng thấp, là tên của công nghệ mới đã nâng cấp hiệu năng của lớp phủ màng chống phản xạ. Công nghệ mới này cho phép kiểm soát hiện tượng lóa ống kính và bóng mờ trên bề mặt ống kính mà lớp phủ màng bay hơi trước đây không thể làm được. SWC ngăn ánh sáng phản xạ dựa trên nguyên lý rằng chiết xuất luôn luôn thay đổi. Kính và không khí có chiết xuất khác nhau và đây là nguyên nhân khiến bề mặt thấu kính phản xạ ánh sáng. Khi lót vào giữa kính và không khí một lớp vật liệu có chiết xuất thay đổi theo thời gian, thì ánh sáng chuyển tiếp từ môi trường không khí đến môi trường kính hoặc ngược lại sẽ trở nên mượt mà hơn, từ đó giúp giảm phản xạ.

    Câu trả lời có trong thế giới tự nhiên: mắt ruồi có những cục bướu rất nhỏ (kích thước nanomét) vừa lồi vừa lõm. Cấu trúc này tạo thành một lớp có chiết xuất rất thấp để ngăn ánh sáng phản xạ. Đội ngũ kỹ thuật viên của Canon đã dày công nghiên cứu ý tưởng này và thử đi thử lại nhiều lần cho đến khi cuối cùng tìm ra được một công nghệ phủ mang tính cách mạng, đó là tráng một lớp có cấu trúc ở cấp độ nanomét lên bề mặt ống kính. Lớp phủ này có các gợn sóng (giống như cục bướu mắt ruồi) trên bề mặt ống kính, chỉ rộng 200–400nm, nhỏ hơn bước sóng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy là khoảng từ 400–700nm. Lớp này được trải đều trên bề mặt ống kính, trừ rìa ống kính để luồng không khí lưu thông. Kết cấu này khiến chiết suất thay đổi dần dần từ đỉnh gợn sóng của lớp phủ đến mặt đế lớp phủ. Lớp phủ này hấp thụ hiệu quả ánh sáng chiếu vào và dẫn ánh sáng qua bề mặt ống kính. EF24mm f/1.4L II USM là ống kính đầu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến này, công nghệ này đã đẩy lùi giới hạn của những gì ống kính góc rộng có thể làm được.